Tập trung những công trình cổ kính với mật độ cao, Phố Thụy Khuê mang một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được.
Phố Thụy khuê là một con phố dài chạy song song với bờ phía Nam của hồ Tây, thuộc địa phận quận Tây Hồ – Hà Nội. Mạn phía Tây của phố Thụy Khuê, nơi tiếp giáp với đường Bưởi, là nơi tập trung với mật độ cao những công trình mang dáng vẻ cổ kính.
Đó là khoảng một chục cánh cổng làng mang đậm dấu ấn thời gian với đôi câu đối chữ Nho chào đón khách ở hai bên. Đó là những mái đình, mái đền rêu phong cũ kỹ…
Những công trình này là di sản của những ngôi làng đã tồn tại từ nhiều thế kỷ bên bờ Nam hồ Tây vốn được biết đến với tên gọi chung là Kẻ bưởi. Nằm liền kề nhau dọc theo trục phố Thụy Khuê ngày nay, theo thứ tự đó là những làng Yên Thái, An Tho, Đông Xã, Hồ khẩu và Thụy Khuê.
Điều này tạo cho phố Thụy Khuê một không gian làng xã ấm cúng, một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được. Có thể nói hồn phố Thụy Khuê chính là cái hơi thở làng xã truyền thống phả vào lòng người ngay giữa lòng thủ đô hiện đại đang thay đổi từng ngày…
Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận về con phố hiếm hoi, kỳ lạ giữa lòng Hà Nội này:
Đó là khoảng một chục cánh cổng làng mang đậm dấu ấn thời gian với đôi câu đối chữ Nho chào đón khách ở hai bên. Đó là những mái đình, mái đền rêu phong cũ kỹ…
Những công trình này là di sản của những ngôi làng đã tồn tại từ nhiều thế kỷ bên bờ Nam hồ Tây vốn được biết đến với tên gọi chung là Kẻ bưởi. Nằm liền kề nhau dọc theo trục phố Thụy Khuê ngày nay, theo thứ tự đó là những làng Yên Thái, An Tho, Đông Xã, Hồ khẩu và Thụy Khuê.
Điều này tạo cho phố Thụy Khuê một không gian làng xã ấm cúng, một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được. Có thể nói hồn phố Thụy Khuê chính là cái hơi thở làng xã truyền thống phả vào lòng người ngay giữa lòng thủ đô hiện đại đang thay đổi từng ngày…
Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận về con phố hiếm hoi, kỳ lạ giữa lòng Hà Nội này:
Cổng làng Yên Thái, số 562 Thụy Khuê. Đây là nơi được vua Tự Đức đặt 4 chữ vàng “Mỹ tục khả phong” vào năm 1867. Làng Yên Thái vốn nổi tiếng với nghề làm giấy dó, đã đi vào lòng người qua câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa nghìn sương. Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ” |
Mặt chính diện của cổng làng Yên Thái. |
Cách cổng làng Yên Thái không xa là cổng Hậu của làng An Thọ. |
Cổng Hậu nhìn từ bên trong. |
Một khung cảnh mang màu sắc hoài cổ ở ngách 530 Thụy Khuê |
Tòa nhà Ủy ban nhân dân phường Bưởi, số 528 Thụy Khuê. |
Cổng xanh, một cổng Khác của Làng An Thọ, số 514 Thụy Khuê. |
Cổng làng Đông Xã, số 444 Thụy khuê. |
Mặt trước của đình Đông Xã. Ngôi đình này đang trong qua trình trùng tu và tôn tạo |
Gần đó là đền Đồng Cổ, cũng đang được trùng tu. |
Cổng Giếng dẫn vào làng Hồ Khẩu, số 378 Thụy Khuê. |
Cổng chính của làng Hồ Khẩu, đã được trùng tu năm 1998, nhưng hiện giờ đang có những biểu hiện xuống cấp. |
Hai con nghê đá trước cổng làng Hồ Khẩu. |
Cụ Quỳnh, người đã sống 40 năm trong căn nhà số 374 Thụy Khuê, cạnh cổng làng Hồ Khẩu. Theo cụ, những nét đẹp của phố Thụy Khuê đang mất dần theo sự phát triển nhanh chóng của thủ đô. |
Cổng Chùa, một cổng phụ của làng Hồ Khẩu, số 370 Thụy Khuê. |
Trên phố Thụy Khuê còn có đền thờ Vệ Quốc đại vương thời Lý, được lập từ năm 1128. Đền thờ hai anh em Cống Lễ và Cá Lễ, hai nhân vật truyền thuyết thời Lý có công dẹp giặc giữ nước. |
Đền Voi Phục thuộc địa phận làng Thụy Khuê cũ, nơi thờ Uy Linh Lang Đại Vương, một vị hoàng tử thời Lý đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược năm 1077. |
Hồng Quân (Đất Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét