Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Những người thợ cầu

(Dân trí) - Giữa những dòng xe cộ tấp nập ấy có những con người vẫn mải miết với công việc, một công việc không bao giờ kết thúc chừng nào cầu Long Biên còn tồn tại. Đó là những người thợ cầu.
 
Từ lâu cầu Long Biên trở thành một biểu tượng đẹp của thủ đô Hà Nội. Cây cầu được khởi công xây dựng vào năm 1899 và hoàn thành năm 1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Với chiều dài là 1,862m, cầu Long Biên tự hào là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới đầu thế kỷ XIX, nổi bật nhất Viễn Đông.
Hơn 100 năm, trải qua hai cuộc kháng chiến cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, bao thăng trầm của đất nước. Gánh chịu, vượt qua biết bao bom đạn của kẻ thù cây cầu đã trụ vững để hoàn thành sứ mệnh.
Và giờ đây khi chiến tranh đã lùi xa, cầu Long Biên vẫn lặng lẽ giữa lòng Hà Nội ngày ngày đưa đón những chuyến tàu qua, từng đoàn xe thồ rau, hoa quả, cây cảnh…từ ngoại thành vào. Rồi đến sinh viên, học sinh đến trường, công nhân viên chức đến cơ quan…
Giữa những dòng xe cộ tấp nập ấy có những con người vẫn mải miết với công việc, một công việc không bao giờ kết thúc chừng nào cầu Long Biên còn tồn tại. Đó là những người công nhân thuộc công ty Quản lý đường sắt Hà Hải ngày ngày làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng tuyến đường sắt trên cầu và cầu Long Biên.
Đảm bảo an toàn và hiệu quả công việc khi phải làm việc ở vị trí trên dòng sông Hồng, dưới gầm đường sắt thật không đơn giản chút nào. Tai nạn lao động luôn rình rập, tính mạng bị đe dọa… nhưng bao năm qua những người công nhân đã dâng trọn tuổi trẻ của mình đến nay đã qua nửa đời người gắn bó với công việc, với cây cầu. Họ làm việc đâu chỉ vì miếng cơm manh áo mà xuất phát từ một tình yêu thương đặc biệt dành cho cây cầu, làm việc để được ngày ngày nâng niu, bảo vệ cho cầu Long Biên sẽ tồn tại mãi với thời gian.
 
Mời các bạn cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp của những con người đó:
 
Đường ray xe lửa_ con đường “độc đạo” của công nhân khi làm việc trên cầu.

 Cần mẫn như những chú ong xây tổ.

Sơn 2 lớp để bảo vệ cầu.
 
…chăng lưới để bảo vệ công nhân.
 

Đôi khi có những chiếc bulông phải cần tới 3 người mới bắt chặt được.


Công nhân cạo gỉ sắt, thường xuyên làm sạch cầu.

Phút giải lao của cô công nhân mới Nguyễn Thị Ly, 22tuổi với
những đồng nghiệp có tuổi nghề còn trên cả tuổi đời của cô.


Cầu Long Biên đẹp mãi với thời gian.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét