Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Không khí trung thu ở phố cổ Hà Nội

Phố Hàng Mã, Hàng Lược tràn ngập đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn lồng, đến những chiếc mặt nạ kinh dị, máy bay A380. Các bạn trẻ tung tăng dạo phố trong không khí của ngày hội trăng rằm.
>> Nhộn nhịp phố đèn lồng Trung thu ở Sài Gòn

Phố Hàng Mã và Hàng Lược rực rỡ màu sắc một tuần trước ngày hội trăng rằm.

Nhiều đồ chơi dân gian truyền thống được bày bán.

Trung thu không thể thiếu những chiếc mặt nạ dân gian. Thêm vào đó là những chiếc mặt nạ "hợp thời trang" như Người nhện, Siêu nhân... phục vụ các em nhỏ.

Tuy nhiên, nhiều chiếc mặt nạ kinh dị vẫn được bày bán.

Hay những con rết, bọ cạp, chuột bằng nhựa hoặc cao su xuất hiện nhiều.

Một chiếc "khách sạn bay" A380 với giá 80.000 đồng được bơm hơi như bóng bay là loại đồ chơi mới nhất vừa xuất hiện.

Trung thu không thể thiếu đèn ông Sao truyền thống.

Một cô gái đang tìm mua chiếc đèn lồng.

Một họa sĩ truyền thần tạo cho không khí trung thu thêm phần sôi động khi ông vừa vẽ vừa đeo mặt nạ.

Đôi bạn trẻ đi dạo chợ đồ chơi phố cổ Hà thành.

Một cô gái ướm thử chiếc mặn nạ nhiều màu sắc.

Ông dẫn cháu đi mua quà trung thu.

Nặn tò he tại chợ cũng thu hút cả người già quan tâm.

Những chiếc tàu thủy bằng sắt cổ xưa vẫn kiên trì chờ đợi khách.
Hoàng Hà

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Chọi trâu Đồ Sơn 2009

(SGGPO).- Sáng nay, 27-9, vòng chung kết hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) năm 2009 nhân kỷ niệm 20 năm khôi phục lễ hội chọi trâu truyền thống đã kết thúc. Hơn 3 vạn khán giả và khách du lịch khắp mọi miền đất nước đã nô nức kéo về khu du lịch biển Đồ Sơn để thưởng thức những màn thi đấu ngoạn mục, kịch tính nhưng đầy dũng mãnh của các “ông trâu”.

Kết quả, trong tổng số 16 “ông trâu” dự vòng chung kết, trâu số 28 của ông Hoàng Gia Bổn, 50 tuổi, ở xóm 6, phường Ngọc Xuyên (Đồ Sơn-Hải Phòng) - người có thâm niên và rất nhiều kinh nghiệm nuôi trâu - mà Báo SGGP đề cập trong số báo ra ngày 26-9, đã lần lượt vượt qua các đối thủ để đoạt ngôi vô địch với phần thưởng là 40 triệu đồng và nhiều giải thưởng có giá trị khác do các doanh nghiệp và nhà tài trợ ủng hộ.


Chủ trâu số 28 (áo vàng) trên bục nhận phần thưởng cao nhất.


Đứng vị trí thứ hai là trâu số 29 của ông Nguyễn Văn Trọng ở phường Minh Đức, cùng quận Đồ Sơn với trị giá phần thưởng là 25 triệu đồng. Hai giải ba thuộc về trâu số 04 của ông Hoàng Đình Doàn ở phường Hợp Đức và trâu 09 của ông Hoàng Đình Phúc ở phường Vạn Hương, cùng quận Đồ Sơn với mỗi phần thưởng là 15 triệu đồng. 


Đại diện Báo SGGP trao phần thưởng Phường có trâu đoạt giải nhiều nhất trong 20 năm lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, cho đại diện phường Ngọc Xuyên (Đồ Sơn, Hải Phòng)

Ngoài ra, còn có gần 10 giải thưởng khác. Năm nay, có một sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 20 năm khôi phục lễ hội chọi trâu truyền thống (1989-2009) là Báo SGGP đã tài trợ về thông tin cho lễ hội và trao giải thưởng cùng cờ lưu niệm cho phường có nhiều trâu đoạt giải nhất suốt 20 năm, và phường Ngọc Xuyên, nơi có trâu số 28 vừa đoạt giải nhất trong mùa lễ hội năm nay đã giành được giải thưởng này.   

Sau đây là một số hình ảnh của lễ hội chọi trâu năm nay:


Đưa trâu số 28 vào trận đấu tranh chức vô địch.






Trâu số 28 đuổi đấu thủ của mình khỏi đấu trường sau trận thư hùng quyết liệt

* Do hội chọi trâu diễn ra vào hai ngày nghỉ cuối tuần nên năm nay, lượng du khách kéo về đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Ban tổ chức. Do sức chứa của sân vận động Đồ Sơn chỉ chứa được khoảng 2 vạn khán giả nên sau màn khai mạc, cả vạn người đã kéo tràn cả vào trong khu vực đường pise, xảy ra chen lấn, xô đẩy, gây lộn xộn cho lễ hội.


Sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn (Hải Phòng) đông nghẹt người hâm mộ trong ngày diễn ra chung kết hội chọi trâu 2009.

Rất nhiều khán giả dù bỏ ra 200.000đồng đến 300.000 đồng để mua một vé “chợ đen” nhưng cuối cùng cũng không xem được trâu chọi. Ngay cả ban giám khảo và tổ trọng tài của lễ hội cũng không thể theo dõi được các cặp trâu thi đấu. Tuy nhiên, các đôi trâu được tinh chọn, huấn luyện kỹ càng, công phu đã mang đến cho hàng vạn khán giả những miếng đánh, kỹ thuật thi đấu điêu luyện, đẹp mắt và những giây khắc hồi hộp, khó ngờ, thực sự mang lại cảm giác thú vị cho du khách.



Mời bạn xem vedio clip sau đây



PHÚC HẬU; Ảnh: Minh Điền

Chiều bên làng bè Tân Mai (Biên Hòa - ĐN)

1


2


3


4

hoànggia - VnPhoto

Mù Căng Chải- Mùa lúa chín




Lại đến mùa lúa chín, lại đến hội uống rượu cơm mới, em lại tò tò lên Mù Cang Chải chơi để gặp lại những người dân chất phác, chân thật . Nhìn những đứa bé tay cầm những tấm ảnh (bác longcatus chụp rửa tặng các em) ngỡ ngàng, thích thú rồi vội vã chạy về khoe với các bạn, thấy lòng mình thật vui, quên đi đc bao nhiêu cái sự abcxyz trong cuộc sống ^-^

Các em Bé đi học
1.

2.

Mua rau giúp mẹ
3.

Các bà các cô đi chợ

4.

5.

6.

7.

8.

Một bà mẹ trẻ

9.

10.

Cậu bé chăn trâu

11.

Tập lái xe bằng sừng trâu hihi

12.

Xem ảnh của mình bé rất lạ và rất khoái
13.




Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

(Dân trí) - Bát Xát là vùng đất xa xôi, hẻo lánh nằm ở phía tây của tỉnh Lào Cai nhưng có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cũng là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” trên biên giới Việt - Trung.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc Dân trí hình ảnh chúng tôi vừa ghi lại được những đổi thay và nét đẹp độc đáo trên đất biên cương Bát Xát - một vùng du lịch kỳ thú của Tây Bắc còn ít người biết đến. 


“Nơi con sông Hồng chảy vào Đất Việt” - nơi dòng sông Hồng (màu hồng) và dòng suối Lũng Pô (màu xanh) gặp nhau, đều chảy từ địa phận huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang địa phận bản Lũng Pô, xã Á Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam).

Bản Lao Chải (xã Ý Tý, huyện Bát Xát) là địa danh du lịch khá nổi tiếng với những ngôi nhà hình nấm của người dân tộc Hà Nhì - một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam - nằm trên độ cao 1.500 mét so với mặt biển.
 

 
Những thửa ruộng bậc thang đẹp như những bức tranh khổng lồ do những “nghệ sĩ chân đất” người Dao, Hà Nhì, Mông, Dáy… của vùng núi Bát Xát tạo nên từ trăm năm nay.

Bản định canh định cư của người Dao xã A Lù (Bát Xát) mới hình thành nằm sát đường biên giới Việt - Trung.

Hạnh phúc của người mẹ trẻ trên vùng cao Bát Xát.

Đường ô tô mới mở nối liền thành phố Lào Cai với vùng cao Ý Tý - Ngải Thầu - A Lù - Á Mú Sung - Trịnh Tường (Bát Xát) tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên vùng đất phía tây tỉnh Lào Cai.

Thiếu nữ Dao Bát Xát.
 
Mùa gặt trên vùng cao Bát Xát.

Chợ phiên Mường Hum - điểm thu hút du khách quốc tế khi tới thăm Bát Xát.

Phạm Ngọc Bằng