Cùng với gốm Bát Tràng (Gia Lâm) và gốm Thổ Hà (Bắc Giang), cái tên gốm Phù Lãng đã và đang dành được nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là dân ham mê chụp ảnh.
Mark Shelby GT - Dân trí
Đến Phù Lãng để có thêm một góc nhìn đẹp về một làng nghề của nông thôn Việt Nam.
Cậu bé thích chơi với những sản phẩm gốm của làng
Khách nước ngoài đi Phù Lãng ngoài việc mua tour từ các đại lý du lịch thì có thể theo chân dân “bụi” tự túc một hành trình. Từ Hà Nội có thể đi xe máy hoặc ôtô theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A mới. Tới bùng binh cầu vượt ở Bắc Ninh thì rẽ phải theo đường đi Phả Lại, đến trên cột cây số ghi “Phả Lại - 6km” vài trăm mét thì rẽ phải xuống một con đường làng nhỏ nhưng sạch sẽ, chạy giữa những thửa ruộng sâm sấp nước mùa cấy mạ, qua chợ Châu Cầu chừng 5 - 10 phút là tới.
Mái quê
Đường làng
Ấm đất chất quanh làng
Phù Lãng dễ nhận ra bởi những nét riêng biệt điển hình của một làng gốm. Những ngôi nhà gạch trần, mái ngói nhấp nhô dọc hai bên con đường làng đổ bêtông quanh co, lắt léo. Sản phẩm của nghề gốm được xếp đầy sân nhà, bờ ruộng, dọc các lối đi.
Nào tiểu quách xếp hàng tầng tầng lớp lớp, nào ống nước tròn vo chất cao ngất bên tường, nào chậu cảnh, bình gốm, chum vại…, cái còn ướt đỏ màu đất, cái đã phơi màu bạc phếch, cái đã qua lò nung lên nước bóng loáng…
Chum vại cũng chất đầy lối đi
Chậu cảnh - một trong những sản phẩm của làng gốm Phù Lãng
Sản xuất ống nước
Mỗi góc vườn, mỗi con đường, mỗi bờ rào là một khuôn hình dễ thương, mộc mạc. Nó như gìn giữ trong lòng cả một câu chuyện dài về quá khứ của xứ sở Kinh Bắc hôm qua, và ẩn mình trong cái hồn của làng gốm Phù Lãng hôm nay.
Người làm gốm ở Phù Lãng còn rất mộc mạc và thân thiện. Vốn là một địa điểm tham quan và chụp ảnh khá lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên đến từ Hà Nội, Phù Lãng đã quá quen với những đoàn người tay máy, tay ống lang thang trong làng từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều.
Tạo hình bên bàn xoay
Đưa sản phẩm ra lò
"Phòng trưng bày" giữa trời
Thành phẩm đẹp mắt trong cửa hàng
Củi để nung gốm chất khắp làng
Ai cũng hăm hở, len lỏi giữa hằng hà sa số sản phẩm gốm, những ngóc ngách rêu phong, những bức tường được dựng lên từ những tiểu sành vỡ, hỏng, những đống củi xếp hàng như ma trận khắp làng.
Người làm gốm ở Phù Lãng không ngại tiếp chuyện khách phương xa, sẵn sàng trả lời tỉ mỉ những công đoạn làm nghề, tay làm miệng nói, những giọt mồ hôi rơi giữa trưa hè nắng gắt, nhưng không phải vì thế mà họ không mỉm cười…
Theo Tuổi Trẻ Online
Vài nét về làng gốm Phú Lãng:
Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ộng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu Tiên, nghề này dược truyền vào vùng dâncư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đí chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốmPhù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.
Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành...Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhânThiều với tên quan thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân, c ác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận .
Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong đó môth người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và mọt người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Người chạy ng oài trong nom đánh dát đất, mang sản phẩm ra phơi khi đã huốt xong. Đối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giời người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.
Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành " bạc hàng (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm dược tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù xa trắng. Bốn chất liệ này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành mộtchất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu trắng đục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.
Sau khi được tráng men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét