Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Nơi lắng hồn núi sông ngàn năm!

Từ khi vua Lý Công Uẩn ban chiếu dời đô, dù trải qua bao cuộc bể dâu, mỗi góc phố, hàng cây, mặt hồ, những tượng đài thành quách của Thăng Long-Hà Nội luôn mang đậm dấu ấn nghìn năm văn hiến, khiến cho người sống nơi Thủ đô thêm tự hào, người đi xa mang niềm thương nhớ khôn nguôi. Thăng Long-Hà Nội cũng là nơi có Bác Hồ nằm yên nghỉ trong lăng, là nơi bốn phương tụ hội trong nhịp sống hiện đại pha trộn hài hòa với những không gian hoài niệm của quá khứ…

langhonnuisong01

“Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”-Chiếu dời đô-( Lý Công Uẩn)

langhonnuisong02

“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo-Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”-(Bà Huyện Thanh Quan)-Cổng Hoàng thành Thăng Long

langhonnuisong03

“Tôi đứng đây trên nhịp cầu Long Biên lộng gió-dưới chân cầu, Hồng Hà vẫn nghìn năm sóng vỗ”-(Văn An)

langhonnuisong04

“Có một Thăng Long Hoàng Diệu-Treo mình tử tiết giữ thành” (Đỗ Trung Lai)-Cổng thành Cửa Bắc

langhonnuisong05

“Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi” (Trịnh Công Sơn)

langhonnuisong06

“Cái chao đèn đường lắc đôi chút sáng điện rớt xuống quanh quẩn trên phố Hàng Bạc” (Tô Hoài)

langhonnuisong07

“Em ơi Hà Nội-phố-Ta còn em năm cửa ô” (Phan Vũ)-Ô Quan Chưởng

langhonnuisong08

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”(Nguyễn Đình Thi)-phố Phan Đình Phùng

langhonnuisong09

“Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya”(Phạm Thị Ngọc Liên)

langhonnuisong10

“Có phải em là mùa thu Hà Nội, nghìn năm sau ta níu bóng quay về”(Tô Như Châu)-tháp nước Hàng Đậu

langhonnuisong11

“Có một mặt trời trong Lăng rất đỏ” (Viễn Phương)

Thực hiện: Thanh Khê

Chùa cổ ở Hà Nội

Chùa Keo là ngôi cổ tự được xây dựng từ thế kỷ thứ VI, tọa lạc trên một khu đất có diện tích khoảng 10.000m2. Chùa thuộc đất Giao Châu, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc xưa (nay là xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Cách chùa Keo chừng 3 cây số là chùa Dâu (còn có các tên gọi khác là Cổ Dâu, Pháp Vân, Thiền Định hay Diên Ứng). Chùa Dâu thuộc địa phận thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo truyền thuyết, chùa Dâu có từ thời Sỹ Nhiếp (cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III). Song quy mô khi ấy còn nhỏ, phải đến năm 1313 (đời vua Trần Anh Tông), chùa Dâu mới có quy mô to lớn, bề thế.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, phần do chiến tranh tàn phá, phần vì tác động của điều kiện tự nhiên, đã có lúc tưởng như hai ngôi chùa chỉ còn là phế tích. Song với chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và được quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hai ngôi cổ tự vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, là địa chỉ tôn giáo quen thuộc của phật tử và du khách thập phương. Đến nay, cả hai ngôi chùa đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá quốc gia.

Thượng viện chùa Keo.

Rồng chầu bên thềm Thượng viện.

Sự tĩnh lặng của chùa Keo giúp người vãn cảnh quên đi những lo toan thường nhật.

Nét cổ kính đọng dấu trên mái chùa Keo.

Chùa Dâu nhìn từ cổng chính.

Tháp Hòa Phong tạo điểm nhấn cho kiến trúc chùa Dâu.

Những thân cau cao vút gợi nét thanh bình trong ngôi chùa Việt cổ.

Hoa súng buông sắc giữa ao chùa.

Mái chùa Dâu cong vút tạc giữa trời xanh.

Phóng sự ảnh: Phúc Thắng-Hoàng Hà

Hoa dã quỳ vàng rực phố núi Pleiku

Thăm phố núi Pleiku (Gia Lai) những ngày này, du khách sẽ bắt gặp màu hoa dã quỳ vàng ươm khắp nơi, tuyệt đẹp. Hình ảnh do bạn Phạm Văn Ký chia sẻ.

Hoa dã quỳ vàng rực các triền đồi, trải dọc ven cung đường Tô Vĩnh Diện, Bùi Viện, Lê Duẩn… Hoa nhuộm vàng khắp nơi, dệt nên những thảm hoa vàng chạy tít tới tận chân trời. Loài hoa rừng có vẻ đẹp hoang dại, sức sống mãnh liệt đã đi vào thơ nhạc họa và làm đắm say bao người càng đẹp hơn dưới bầu trời trong xanh, tiết trời lành lạnh của phố núi vào dịp mùa xuân sắp về.

Dọc đường đến Biển Hồ cũng một màu vàng dã quỳ. Dã quỳ nơi đây được tôn lên vẽ đẹp nhờ làn nước trong xanh của Biển Hồ làm nền.

1

Hoa khoe sắc dưới bầu trời xanh thắm.

3

Hoa mọc bên những lối đi.

4

Trước Biển Hồ xanh thẳm.

10

Cao cao trên bầu trời xanh.

7

Hướng về bầu trời như hoa hướng dương.

6

Rực rỡ trên triền phố núi.

9

Những đôi bạn dạo bước trên đường hoa.

5

Vàng rực cả góc đường.

11

Bà và bé cùng ngắm hoa.

aHai-mau-vang-me-hoac-tren-

Long lanh giọt sương.

aHai-nu-du-khach-dang-thuon

Thiếu nữ vui đùa bên hoa.

Phạm Văn Ký

Hạ Long huyền ảo

Vịnh Hạ Long xanh ngắt, huyền ảo khi hoàng hôn buông xuống được bạn Lê Việt Hải ghi lại và chia sẻ.

a-ga-choi

Hòn Gà Chọi.

a-hang-bo-nau-1jpg

Hang Bồ Nâu.

a-hang-bo-nau

Hoàng hôn xuống.

a-hoang-hon

Rực rỡ một góc trời.

a-hon-co-don

Một hòn đảo cô đơn.

a-muu-sinh

Mưu sinh trên vịnh.

a-rong

Mây sà xuống vịnh.

hang-thien-cung[5]

Động Thiên cung.

Lê Việt Hải

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Dạo chơi làng hoa Tết

Vào thời điểm này, không khí chuẩn bị Tết ở các làng hoa tại miền Tây đang rất sôi động, trong đó không thể không nhắc đến làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp, một làng hoa đã trên 100 năm tuổi.

Làng hoa Sa Đéc vào thời điểm này là một "khu vườn" khổng lồ đầy hương sắc. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống: cúc, hồng, lan, vạn thọ, cây lá màu… thì trong dịp Tết năm nay, các hộ nông dân ở đây sẽ đưa ra thị trường cả chục giống mới như: phú quý, vạn lộc, thịnh vượng, cát tường, dạ yến thảo, mai vạn phúc…

Theo ông Nguyễn Văn Nhàn, Phó chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã Sa Đéc, năm nay làng hoa chuẩn bị cho vụ Tết trên 10 triệu sản phẩm các loại. Từ đầu tháng 11 hằng năm, thị trường hoa Tết ở đây đã bắt đầu khởi động. Thương lái các tỉnh đổ về đây mỗi lúc một đông. Đặc biệt, từ đầu tháng Chạp là cao điểm mùa hoa Tết ở làng hoa Sa Đéc.

Con đường Lê Lợi nằm dọc bờ sông Sa Đéc là điểm tập kết hàng để vận chuyển đi các tỉnh. Cả một con đường dài hơn cây số chỉ toàn hoa là hoa, không khí rộn ràng suốt ngày đêm. Con đường, hay gọi đúng hơn là chợ đầu mối hoa ở đây là tâm điểm của làng hoa Sa Đéc trong những ngày cuối năm.

Cũng theo ông Nhàn, làng hoa có trên 3.000 hộ làm nghề, tập trung nhiều nhất ở phường Tân Quy Đông và các phường lân cận như: Tân Quy Tây, Tân Khánh Đông, An Hòa và phường 3. Theo ước tính, làng nghề có đến vài trăm giống hoa kiểng các loại, trong đó có một số là giống ngoại nhập.

Anh Út Hồng (Tống Thiện Hồng), một trong những nhà vườn đầu tiên và nhiều lần đi nước ngoài để tìm kiếm giống hoa mới, cho biết: Sau bốn đời gia đình anh trồng hoa, anh nhận ra cần phải tìm kiếm những giống hoa mới để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đất nước được chọn là Thái Lan vì ở đó hoa kiểng phát triển gần như là một ngành công nghiệp và vì nó phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Dưới đây là một số hình ảnh tại làng hoa Sa Đéc những ngày giáp Tết.

hoasadec01261
Nhà vườn “đóng gói” hoa trước khi vận chuyển

hoasadec01262

hoasadec01263
Khu chợ hoa bên bờ sông Sa Đéc rộn ràng suốt cả ngày

hoasadec01264
Chăm sóc hoa hồng cho ngày Tết

hoasadec01265

hoasadec01266a
Khoe sắc đón xuân

Chí Nhân

Làng hoa Cái Mơn đón Tết

Như bao làng hoa khác của Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long, những ngày giáp Tết, làng hoa Cái Mơn (Bến Tre) lại trở nên rộn rã hẳn lên với muôn vàn sắc hoa cùng hình ảnh người dân ở đây đang tất bật luôn tay.

DSC03068

Tất bật vận chuyển hoa và cây kiểng lên những chuyến xe đi đến các địa phương lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP.HCM...

DSC03069

Chị Hai Phượng với vườn mai hơn 1.000 gốc mai 3 năm tuổi, được bán với giá chỉ khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng/gốc

DSC03091

Hoa phù dung khoe sắc trong nắng sớm. Những bông hoa có màu sắc tươi tắn, dễ trồng, rất được ưa chuộng trong dịp Tết

DSC03096

Các chủ vườn cho biết, những chậu cây thuộc họ xương rồng nhỏ nhắn như thế này được đưa về TP.HCM với số lượng khá lớn. Người dân TP thường dùng để chưng trong nhà hay văn phóng

DSC03101

Hoa và cây cảnh tràn ra cả lòng đường

DSC03102

Hình ảnh thường thấy vào những ngày cận Tết tại làng hoa Cái Mơn

DSC03103

Vườn hoa với gần 200 loại hoa của gia đình chị Nguyễn Thị Bé. Tại đây có đầy đủ các loại hoa truyền thống của làng hoa Cái Mơn do gia đình trồng và cả những loại hoa nhập từ các địa phương khác hay từ nước ngoài

DSC03142

Hoa cẩm chướng được đưa về từ Đà Lạt cũng có mặt tại làng hoa Cái Mơn

DSC03145

Giống lan sò độc đáo

DSC03165

Tỉ mỉ chăm sóc hoa và cây kiểng trước khi đem ra bán

DSC03214

Một góc vườn với hoa mồng gà rực rỡ. Đây cũng là loại hoa được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết

DSC03216

Tại làng hoa Cái Mơn, các chủ vườn cũng rất chăm chút cho các giống hoa thuộc họ lan

Hiền Nhi