Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Người Hà Nội - Hồ Gươm

Những ngày đầu xuân, thời tiết khá lạnh giá. Đến trưa mồng 3 Tết, trời hửng hơn, ấm áp dần lên. Đây là cơ hội để những người dân thủ đô đổ ra đường, hưởng cái không khí tết tràn đang về khắp nẻo.


Người người, nhà nhà nô nức kéo nhau ra bờ hồ Gươm dạo chơi. Bên những khóm hoa rực rỡ, ai cũng muốn có một kỷ niệm khó quên về những ngày đầu xuân này. Người vẽ chân dung, kẻ mua cho mình và người thân những kỷ vật... Nhưng phần nhiều, mọi người đều ghi lại những giây phút đáng nhớ này qua những bức ảnh:


anh160210-1
Hàng ngàn người tập trung ở khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ dạo chơi, chụp ảnh.

anh160210-15
Dòng người nối dài qua cầu Thê Húc vào đền Ngọc Sơn.

anh160210-16
Bà mẹ trẻ chụp ảnh cùng cậu con trai.

anh160210-12
Những đứa trẻ bị lôi cuốn bởi đám tò he sặc sỡ.

anh160210-7
Nhiều bé con tạo dáng cho cha mẹ chụp hình.

anh160210-17
Đôi bạn trẻ vui vẻ bên hồ.

anh160210-2

anh160210-14

anh160210-11
Các thiếu nữ có cơ hội tạo dáng đầu xuân

anh160210-9
Ghi lại kỷ niệm khó quên đầu năm.

Tiến Nguyên

Tập tục đầu năm của người Việt

Ngày Tết cổ truyền là thời điểm người VN thể hiện quan niệm, tín ngưỡng phong phú. Họ thành kính, tôn trọng truyền thống cha ông để lại với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. 

a-tb-tt-1
Hóa vàng giấy tiền vàng bạc cho người khuất mặt, tổ tiên, ông bà.

a-tb-tt-3
Cầu khấn ông Ba Mươi trấn giữ gia đạo và cai quản nhà cửa để được một năm bình an vô sự.

a-tb-tt-2
Điểm nhãn cho ông Cọp một cách trịnh trọng. Ông Ba Mươi này sẽ được dán trên cửa chính, lối đi vào nhà.

a-tb-tt-5
Chọn mua loại hương (nhang) cỡ đại để thắp mới có nhiều lộc.

a-tb-tt-4
Nhang vòng cầu an, nguyện điều thiện, thường treo kín các khoảng sân đền, miếu, chùa chiền trong những ngày Tết và dịp rằm, nhiều nhất rơi vào rằm tháng Giêng.

a-tb-tt-7
Mua chim phóng sinh để cầu tai qua nạn khỏi, hóa giải vận đen.

a-tb-tt-9
Đánh chuông và dán lời khấn cầu lên thành chuông trong 3 ngày Tết tại chùa Vĩnh Nghiêm.

a-tb-tt-8
Hồi chuông đầu năm được nhiều người xem là tiếng chuông đánh thức thiện tâm, hướng tới cái chân thiện mỹ, kêu gọi mọi người làm lành lánh dữ để được chở che.

a-tb-tt-10
Chen nhau ở quầy bán sách tử vi để xem bói cho mình hoặc chọn sách mang về nhà nghiên cứu.

a-tb-tt-11
Đi chùa mua hoa vàng làm lộc mang về nhà treo để được may mắn cả năm.

Vũ Lê

Tết trên xóm nghèo vạn đò Đông Ba

Tại đây còn 30 hộ - đông nhất trong các “xóm” thuyền trên sông nước. Hầu hết đều đón một cái Tết rất đơn sơ, trong chút hương hoa sót lại đêm 30.


vando7
Dù đang là thời khắc thiêng liêng của năm mới Canh Dần nhưng khung cảnh xóm vạn đò khá đìu hiu.

vando1
Trang thờ trước xóm vạn đò là tươm tất nhất.

vando4
Một chút hạt dưa còn sót lại trong đĩa bánh kẹo sáng mùng 1 Tết.

vando6
Bé Oanh, 4 tuổi vui với bữa cơm có nem đầu tiên trong năm.

vando12
Dù là ngày tết nhưng không ít gian bếp ở xóm vạn đò nguội lạnh như thế này.

vando5
Cháu Nguyễn Quốc Khánh được bố đi đạp xích lô ngày đầu năm mua cho bộ quần áo 20.000đ.

vando132
Với những đứa trẻ xóm nghèo, con búp bê xinh xinh đem lại niềm vui vô bờ ngày đầu năm.

110vando3
Chút hoa còn sót lại sau đêm giao thừa trên một con thuyền.

vando14
Cái nghèo không làm mất đi vẻ hồn nhiên trên nụ cười của những đứa trẻ.

Đại Dương (Dân trí)

“Tết xưa” hấp dẫn giữa “Tết nay”

Giữa các trò chơi hiện đại đu quay, tàu lượn, xiếc nghệ thuật, đông đảo khách tham quan Hội hoa xuân Đà Nẵng năm nay đều thích mê các trò chơi dân gian như: đánh đu, đi qua cầu khu, nhà ông đồ và tục xin chữ đầu năm...


Tại khu Tết xưa- Hội Hoa xuân Đà Nẵng Người lớn tìm về kỷ niệm tuổi thơ với những làng quê Việt ngày Tết, trẻ nhỏ lạ lẫm và rồi mê mẩn với những món đồ, những hình ảnh khó tìm thấy giữa không gian đô thị hiện đại ngày nay. “Đúng là vào đây thấy đậm chất không khí Tết cổ truyền dân tộc. Tôi có thể chỉ cho con xem và bé cũng tự tìm hiểu những điều mà vợ chồng tôi thường kể cho bé nghe về Tết ngày xưa của ông bà, cha mẹ”, anh Hoàng Văn Tấn dẫn con tới Hội Hoa xuân chia sẻ.


Hội Hoa xuân Đà Nẵng mở cửa miễn phí cho khách tham quan du xuân còn thường xuyên tổ chức các Hội thi đấu cờ người, biểu diễn múa Tung tung za xá của người Cơ- Tu và nhiều hoạt động thú vị khác.


Dưới đây là một số hình ảnh tại khu Tết xưa- Hội Hoa xuân Đà Nẵng năm Canh Dần.

dn21622010
Bắt mắt với tiểu cảnh xuân Canh Dần bằng gốm
dn31622010
Gốm chăm giữa lòng Tết xưa

dn41622010
Bà ngồi têm trầu cánh phượng

dn51622010
Bạn trẻ say sưa theo từng nét bút của "ông đồ"

dn91622010
Em nhỏ này không rời mắt khỏi tranh Đông Hồ và gốm Thanh Hà

dn61622010
Nhà tranh thư pháp thu hút bạn trẻ đi xin chữ
dn81622010
Hào hứng thử đi qua cầu khỉ

dn101622010
Người người thưởng thức những món ăn dân giã trong không gian văn hoá ẩm thực đậm chất Tết xưa.

Tin, ảnh: Khánh Hiền

Lễ tế khao tề thế lính Hoàng Sa

Te%20khao%204

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn vào dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm của các tộc họ, nhằm tri ân công đức tổ tiên từng giong buồm ra biển Đông từ hàng trăm năm trước, khẳng định chủ quyền của tổ quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Te%20khao%205

Nghi thức thả thuyền buồm có hình nhân thế mạng xuống biển trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Lý Sơn.

Te%20khao%208

Thuyền buồm được đặt ở vị trí trang trọng trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Te%20khao%207

Lễ rước đèn hoa đăng trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Lý Sơn đầu năm 2009.

te%20khao%201

Âm linh tự tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi diễn ra tế lễ của đội hùng binh Hoàng Sa trước khi giong buồm ra biển Đông thực thi nhiệm vụ. Cột cờ mang dòng chữ : "Nghĩa sĩ trận vong". Cờ tổ quốc tung bay trước Âm linh tự luôn là biểu tượng thiêng liêng tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa của người dân ở đất đảo này.

te%20khao%202

Tượng đài đội Hoàng Sa sừng sững trước Bảo tàng Hoàng Sa Bắc Hải tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Những người lính - ngư dân này luôn hướng mặt ra biển, về phía quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa như thời đưa thuyền ra khơi canh giữ biên cương tổ quốc.

Te%20khao%203

Với tấm lòng quật cường, hy sinh vì đất nước như tổ tiên, ông Đặng Lên (áo dài xanh) - đại diện cho tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, hiến tặng tờ lệnh tòng quân liên quan đến hùng binh Hoàng Sa được tộc họ gìn giữ hàng trăm năm qua, cho nhà nước như một bằng chứng sống động khẳng định: Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam.

Trí Tín

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Khai hội xuân Văn Miếu

Các cụ chơi cờ tướng, giới trẻ xếp hàng xin chữ thư pháp, nhiều người sờ đầu rùa cầu may. Sáng nay, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đón đông đảo du khách tham quan khi lễ hội xuân vừa khai mạc.


DSC_7414
Đông đảo người dân viếng thăm khu di tích Văn Miếu sáng mùng 2 Tết.

DSC_7399

DSC_7389
Rất đông người trèo rào vào bên trong sờ đầu rùa lấy may.

DSC_7368
Lễ dâng hương khai mạc lễ hội xuân.

DSC_7354
Giới trẻ xếp hàng vào khu vực xin chữ thư pháp.

DSC_7325
Sau nhiều phút chờ đợi, bố con anh Nghĩa ở Yên Phụ đã xin được hai chữ 'An, Khang'.

DSC_7341
Bên trong, các cụ thi đấu giải cờ tướng khai xuân.

DSC_7312
Giữa khuôn viên Văn Miếu, một trận thi đấu cờ bỏi đã diễn ra thu hút đông người xem.

DSC_7291
Làm lễ trước điện thờ nhà Thái Học.

DSC_7278
Nhiều đồ lưu niệm mang hình bia mộ tiến sĩ được bày bán.

DSC_7276
Nhiều đoàn người nước ngoài tham quan Văn Miếu nhân dịp Tết Việt Nam.

Hoàng Hà