Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Cúp FIAP 2010 cho bộ ảnh trẻ của Việt Nam

Lần đầu tiên, Việt Nam tham dự bộ ảnh ở nhóm tuổi trẻ (dưới 16 tuổi) và đoạt luôn Cup FIAP 2010.


Cùng trong nhóm này, Trung Quốc đoạt HCV, Hungary - HCB, Slovakia - HCĐ; ba nước: Áo, Phần Lan và Đức - Bằng danh dự.


Đây là bộ ảnh đoạt Cup FIAP: (nhấp vào hình để xem rõ hơn nhé)

6-Hon-nhien---Tran-Le-Nam-Phuong-16t

Hồn nhiên - Ảnh: Trần Lê Nam Phương

7-Khoanh-khac---Thao-Nhi-15t

Khoảnh khắc - Ảnh: Thảo Nhi

8-Dai-duong-cua-toi---Thao-Nhi-15t

Đại dương của tôi - Ảnh: Thảo Nhi

9-Mot-ngay-moi---Truong-Minh-Phuong

Một ngày mới - Ảnh: Trương Minh Phương

10-Sao-Bien---Truong-Minh-Phuong

Sao biển - Ảnh: Phạm Minh Phương

1-Vo-chong---Pham-Duc-Bang-14t

Vợ chồng - Ảnh: Phạm Đức Bằng

2-Duoi-bong-cay---Huynh-Ngoc-Trung-16t

Dưới bóng cây - Ảnh: Huỳnh Ngọc Trung

3-Mat-troi-moc---Nguyen-Van-Loc-15t

Mặt trời mọc - Ảnh: Nguyễn Văn Lộc

4-Cham-nuoi---Pham-Duc-Bang-14t

Chăn nuôi - Ảnh: Phạm Đức Bằng

5-Toi-truong---Truong-Thi-Minh-Hang-16t

Tới trường - Ảnh: Trương Thị Tuyết Hằng

Thái Phiên

Côn Đảo dưới góc nhìn của báo nước ngoài

New York Times, tờ báo danh tiếng của Mỹ vừa có bài viết về Côn Đảo, nơi từng được coi là “địa ngục trần gian” của Việt Nam.

 

Tờ báo này viết, quần đảo cách đất liền 110 dặm này là nơi mà hầu hết người dân Việt Nam muốn quên đi dấu ấn đau buồn của nó. Trong suốt 113 năm, Côn Đảo đã bị thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ thống trị, giam cầm đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ. Chỉ đến khi Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, những nhà tù ở Côn Đảo mới bị đóng cửa.

 

Ngày nay, Côn Đảo đã trở thành khu di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử… Bên cạnh đó, cũng có nhiều chuyến hành hương của các cựu tù binh Côn Đảo được tổ chức, về thăm lại những nhà tù khắc nghiệt năm xưa, nơi mà chính họ và đồng chí của họ bị đầy đọa, tra tấn dã man, giờ đây đã trở thành bảo tàng cho du khách vào thăm quan.

Bên cạnh các di tích lịch sử, Côn Đảo còn thu hút đông du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên trong lành với những khu rừng yên tĩnh, những bãi biển cát trắng, những dải san hô đầy màu sắc và không khí yên bình và thanh thản, tránh xa khỏi cuộc sống hối hả và bon chen nơi thành phố.

 

Và cũng theo New York Times, dù vẫn còn ghi dấu ấn của quá khứ đau buồn một thời, Côn Đảo vẫn được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn và còn nguyên sơ nhất ở Đông Nam Á. Theo thống kê của chính quyền địa phương, năm 2008, Côn Đảo đón 20.000 lượt khách, trong đó có 2.600 du khách quốc tế.

 

Không chỉ dành những lời giới thiệu nhiều thiện cảm cho Côn Đảo, tờ báo còn đăng tải những hình ảnh đẹp về quần đảo này, ghi lại cuộc sống thanh bình tươi đẹp nơi đây.

22364___news__1

22364___news__2

22364___news__3

22364___news__4

22364___news__5

22364___news__6

22364___news__7

22364___news__8

22364___news__9

 

 

H. Hà

(Theo New York Times)

Sông nước Cần Thơ

“Cần Thơ có bến Ninh Kiều, có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”. Câu ca dao từ bao năm nay vẫn đúng với Cần Thơ. Ngồi trên ghe chạy lòng vòng trên dòng sông Hậu sẽ cho ta cảm giác như trời, nước và ta hòa quyện vào nhau.

 

Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô", là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, nằm bên bờ sông Hậu cách TP HCM khoảng 170km. Cần Thơ đã nổi danh từ lâu với những địa điểm như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng … và nay mới bổ sung vào bộ sưu tập của mình cây cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam).

 

Cần Thơ còn được gọi là “đô thị miền sông nước” với một hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh các vườn cây ăn trái và những cánh đồng. Ở các thành phố khác, nhà ở mặt đường là có giá. Nhưng ở Cần Thơ, nhà ở mặt sông cũng có giá không kém. Ở Cần Thơ cũng như các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long hình thành thêm một loại nhà đặc thù với 2 mặt tiền: đằng trước là mặt đường, đằng sau là mặt sông.

 

Bến Ninh Kiều nằm ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ. Bến Ninh Kiều nay chính là cảng Cần Thơ trên bến, dưới thuyền tấp nập chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến với bến Ninh Kiều, du khách có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng. Ở đây còn có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ nằm ngay bên bờ sông.

 

Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Ghe nhỏ là của dân địa phương và các vùng lân cận chở hàng đến bán. Ghe lớn là của các thương lái thu mua trái cây cung cấp cho các địa phương khác. Chợ họp rất sớm từ 5h sáng đến khoảng 8-9h. Chợ không chỉ bán trái cây mà bán cả đồ ăn sáng. Có các ghe nhỏ phục vụ cà phê, hủ tiếu, cháo, bắp luộc… Ai đi chợ nổi Cái Răng nên thưởng thức món bắp luộc rất rất đặc trưng của vùng này (phải ăn mới biết được).

 

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơtỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văngnhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á với độ dài 550m. Tổng chiều dài cầu là 2,75km.

 

Trụ cầu có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m. Trụ có hình chữ Y ngược và hai chân khép vào để thu hẹp diện tích bệ trụ, hình dạng này rất đẹp và thanh thoát, không như hình chữ H xoạc cẳng, trụ có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại vái lên trời với tâm linh của người Á Đông.

 

Đứng ở bến Ninh Kiều có thể nhìn thấy mặt trên của cây cầu cùng hai trụ cầu vươn lên trên cồn đất giữa sông.

 

 

Chợ nổi Cái Răng:

Cho%20noi%20Cai%20Rang%204

Ghe, thuyền tấp nập buổi sáng

Cho%20noi%20Cai%20Rang%201

Thường mỗi ghe bán một loại trái cây

Cho%20noi%20Cai%20Rang%203

Đồ ăn sáng được phục vụ tận ghe

Bến Ninh Kiều:

Can%2520Tho%2520-%2520ben%2520Ninh%2520Kieu%2520nhin%2520tu%

Bến Ninh Kiều nhìn từ sông vào. Buổi tối, du khách có thể đặt chỗ trên Tàu để vừa được ăn, vừa được cảm nhận cái mênh mông của dòng sông Hậu

Bai%20ghe%20ben%20Ninh%20Kieu

Bãi ghe bến Ninh Kiều

Can%20Tho%20-%20ben%20tau

Dọc theo bến Ninh Kiều có một công viên, một bãi tàu và Chợ Cần Thơ

Can%20Tho%20-%20cho%20dem

Buổi tối Cần Thơ cũng có khu chợ đêm

CanTho-CVtrenBenNinhKieu

Công viên trên bến Ninh Kiều

CanTho-Thuyen1

Thuyền, ghe ở Cần Thơ nhỏ mà dài

CanTho-Chicoovungsongnuocmoibanxangtrensong

Chỉ có vùng sông nước như Cần Thơ mới có dịch vụ bán xăng, dầu trên sông

Cầu Cần Thơ:

CauCanTho%20nhin%20tu%20ben%20Ninh%20Kieu

Cầu Cần Thơ nhìn từ bến Ninh Kiều

8c4CauCanThodoc

Thiết kế chụm lại của Trụ cầu tạo nên dáng vẻ thanh thoát

CanTho-Haitrucau

Hai trụ cầu như ý chí vươn lên của người Việt Nam

Chieucaocaycau%20nhin%20tu%20mat%20nuoc

Chiều cao cây cầu so với mặt nước

Oto-lot-trong-hai-tru-cau

Một chiếc ô tô khách so với trụ cầu

CauCanTho-nhu-con-rong-uon-khuc

CauCanTho-nhu-con-rong-uon-khuc%201

Cần Cần Thơ như một con rồng uốn khúc

Cau%20Can%20Tho%20nguoc%20nang

Trụ cầu như một búp sen

706CanCanTho-nhin-tu-duoi-nuoc-len%201

Nhịp chính dài 550m đang giữ kỷ lục Đông Nam Á

Quốc Long

Chùa Hương

Từ xa xưa, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, cách Hà Nội khỏang 60km), được đánh giá là nơi hội tụ vẻ đẹp lung linh của sông nước và đất trời, vẻ huyền bí của núi rừng và hang động, sự tĩnh mịch sâu lắng của những ngôi đền, khu chùa cổ kính …


Theo truyền thuyết, tên Hương Sơn của vùng núi này được đặt theo tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Ðộ), nơi Ðức Phật đã ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng.

 

Từ Hà Nội, bạn đi xe vào thị xã Hà Ðông, lên thị trấn Vân Ðình, qua gần 20km nữa thì tới bến Ðục, nằm bên bờ sông Ðáy. Từ Bến Ðục, bạn lên thuyền, xuôi theo dòng suối Yến, khi uốn lượn, lúc quanh co, đẹp như một dải lụa xanh trong, lững lờ trôi giữa đôi bờ cây lá và những triền núi nhấp nhô xanh thẳm.

CH_1

Suối Yến

Bên trái suối Yến là núi Ðụn, trông tựa như một đụn thóc; gần núi Ðụn là núi Lân có hình dáng một con kỳ lân. Tiếp đó là núi Ái và núi Phượng hình con phượng hoàng đang giang rộng đôi cánh (là hai chỏm núi), đầu và mỏ phượng là chùa và động Thanh Sơn. Nếu bạn đi lên chút nữa sẽ gặp núi Ðổi Chèo, giống hình một con trăn lớn đang bò trên mặt nước. Ngoài ra còn có núi Bưng và núi Voi. Núi Voi có một truyền thuyết thú vị: Hương Sơn có chín ngọn núi quay đầu về động Hương Tích. Riêng một ngọn núi có hình dáng con voi lại quay đầu ra, quay mông vào. Giận quá, ngài hộ pháp lấy gươm phạt vào mông voi nên bây giờ núi Voi bị sạt mất một mảng…

 

Phía bên phải, từ ngoài vào là núi Ngũ Nhạc có đền Trình, nơi khách du lịch thường dừng chân vài phút để thắp hương, trình lễ với sơn thần. Sau đó, đi tiếp sẽ là núi Dẹo, núi Phòng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tình, hang Trâu, Cầu Hội, Thung Dâu...

CH_2

Đền Trình

Đến bến Trò, du khách xuống thuyền để bắt đầu chuyến đi vãn cảnh chùa Hương. Chùa Thiên Trù, còn gọi là chùa Ngoài sẽ là điểm dừng chân đầu tiên. Ngày xưa chùa có đến vài chục gian, được xây khuất trong bốn vách núi,  nhưng đã bị tàn phá trong chiến tranh. Nơi đây có một kiến trúc cổ còn lại là Viên Công bảo tháp, được xây dựng từ thế kỷ XVII. Nhìn từ xa, tháp như cây bút hồng vút cao lên trời. Ngòai ra còn có Thiên Thủy tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một toà tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo tháp róc rách chảy xuống.

CH_4

Tam quan chùa Thiên Trù

Từ chùa Thiên Trù, men theo con đường dốc trên sườn núi khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn, nơi có bốn pho tượng quý bằng hồng thạch. Chùa được dựng trong lòng động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động có những nhũ đá tuyệt đẹp rủ xuống như những bức màn. Nếu đưa tay gõ vào đó sẽ vang lên tiếng nhạc du dương, trầm bổng.

CH_5

Chùa Ngoài

Tiếp đó là chùa Giải Oan, dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Trong chùa có giếng Thanh Trì nước trong vắt, quanh năm không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan. Khách đi lễ thường múc nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích. Đi một quãng nữa sẽ đến núi Chấn Song và đền cửa Võng.

CH6

Nhà Bia Thiên Trù

Tiếp tục cuộc hành trình, khách đi cáp treo lên núi rồi leo xuống 120 bậc đá để vào động Hương Tích (còn gọi là chùa Trong), được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động". Trong động, nhà điêu khắc thiên nhiên đã tạo ra những măng đá, nhũ đá tuyệt đẹp, muôn hình vạn dạng. Người xưa đặt tên các sự vật nơi đây theo hình dáng, ví dụ như Đụn Gạo là một nhũ đá đồ sộ ngay cửa động, dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần đó là Núi Cô, Núi Cậu, là các em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Bên cạnh là Bầu Sữa Mẹ, nơi những giọt nước trong vắt tuôn chảy đêm ngày…  Phía trong động có Cây Bạc, Cây Vàng, là những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Trong góc động có Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Trên trần là tòa Cửu Long – khối thạch nhũ hình chín đầu rồng sinh động…

CH_3

Động Hương Tích

Động Hương Tích quanh năm nghi ngút khói hương và lễ vật của khách thập phương dâng lên Phật Bà Quan Thế Âm (tượng bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn) và chư Phật khác, nhất là vào mùa lễ hội, người đông như kiến.

Ngòai ra, nếu có dịp, bạn có thể thám hiểm nhiều tuyến khác của chùa Hương như qua rừng mơ thăm chùa Hinh Bồng, theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ, đến bến Tuyết Sơn ngắm cảnh chùa Bảo Ðài, lên núi Bạch Tuyết Môn thăm chùa Tuyết Sơn (còn gọi là Ngọc Long Ðộng)…; hay chỉ đơn giản là leo núi Thuyền Rồng, núi con Phụng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy… cũng rất thú vị.

Giao Thủy

Chùa Bà Đanh – Bảo Sơn Tự

U tịch không một bóng người, chỉ có cây cối rậm rạp, với cổng tam quan và khu đền thờ ẩn dưới những tán lá cổ thụ… Đó là không gian của chùa Bà Đanh (còn gọi là Bảo Sơn tự), một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam bởi hình thế sơn thủy hữu tình nhưng gần ngàn năm nay vẫn bị mang tiếng “đệ nhất vắng khách”.

5-20-2010%209-43-15%20AM

Toàn cảnh chùa Bà Đanh bên dòng sông Đáy (nhìn từ cầu Cấm Sơn)

 

Cuối tuần, trời mưa tầm tã, tôi men theo con đê tả ngạn sông Đáy, đến làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) để tìm đến chùa Bà Đanh. Con đường vào chùa hun hút với hai hàng cây nhãn bao bọc. Xa xa, đứng từ cây cầu thép Cấm Sơn, có thể thấy dáng dấp của một ngôi chùa cổ trong màu xanh bạt ngàn của rừng cây, bên bờ sông Đáy hiền hòa.

 

Chùa Bà Đanh không lớn, duy có cổng tam quan đồ sộ, với hàng cây đại già đứng sừng sững trước mặt. Quanh chùa lác đác nhà dân nhưng tuyệt không nghe rõ tiếng người, chỉ thấy tiếng gió vi vu thổi cùng tiếng lá khô rơi xào xạc trước sân chùa. Cảnh chùa luôn u tịch.

 

Song có lẽ chính không gian u tịch, thanh vắng ấy đã trở thành ẩn số để bao người phải trăn trở “vì sao ngôi chùa lại vắng khách?”. Cũng đã có nhiều kiến giải cho rằng vì chùa Bà Đanh nằm ở vị trí xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn lối ra vào độc đạo và có nhiều thú dữ. Thêm vào đó, ngôi chùa lại rất linh thiêng, ai trái ý là bị quở phạt nên khách thập phương vốn đã ít lại càng thưa vắng.

2

Bãi đá cổ rẽ vào đền trình

3
Tam quan chùa Bà Đanh luôn đóng cửa, chỉ trừ ngày lễ mới mở cổng chính

4
Khu điện thờ

5Trong chùa còn có cây đào tiên tuổi thọ trăm năm

 

Tuy nhiên, thực tế mấy năm trở lại đây, con đường dẫn vào chùa đã được khai quang, mở rộng và lát bêtông, dân cư ở cũng đã đông hơn...

Nhưng sao chùa vẫn vắng? Vẫn không ai lý giải được! Những câu hỏi, những trăn trở suy tư về ngôi chùa có lẽ sẽ còn kéo dài, chưa có lời giải đáp.

Nhưng với tôi, dù lời giải thích đúng hay sai thì câu nói cửa miệng “Vắng như chùa Bà Đanh” đã phần nào khẳng định cái “thương hiệu” cho ngôi chùa trường tồn cùng thời gian. Bởi sự thật, đến bây giờ thật hiếm có nơi nào hoang sơ và thanh vắng như ngôi chùa nổi tiếng này.

 

Theo các bậc cao niên của thôn Đanh Xá, xưa kia chùa Bà Đanh vốn là một bãi đất bồi giữa ngã ba sông Đáy. Từ trên cao nhìn xuống, bãi đất tựa như hình một con rồng đang quặn mình xả nước, ban đêm nghe thấy cả tiếng hùm gầm. Chính vì thế đất ấy nên làng Đanh quanh năm lụt lội, dân nghèo khổ đói khát quanh năm. Nhiều người đã bỏ đi nơi khác để lập nghiệp.

 

Tương truyền vào thế kỷ thứ 7, trên bãi đất xuất hiện một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Hy Tông (1675-1705), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.

 

Một hôm, người già nhất trong thôn nói trong giấc mộng cụ thấy một người con gái trẻ đẹp hiện về truyền rằng dân làng muốn yên ổn làm ăn phải lập đền thờ. Đền vừa dựng xong được ít lâu, cây mít cổ thụ gần 1.000 tuổi bỗng dưng bị gió quật đổ. Dân làng Đanh lấy gỗ để tạc tượng và làm ngai để thờ người con gái đã về báo mộng cho dân làng. Và cái tên chùa Bà Đanh cũng chính thức có tên từ đó.

TIẾN THÀNH Blog's