Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010
Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010
Phượng đỏ rực đầu hè
Tháng 5, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang nở rực màu hoa phượng. Màu đỏ trong sân trường, tràn ra phố gây cảm giác lâng lâng cho người dân lúc chớm hè.
Trong làn gió mùa hè mát mẻ của xứ núi, từng chùm hoa phượng thong thả rung rinh khoe sắc.
Hoa phượng năm cánh ép vào trang vở lưu bao ký ức học trò.
Màu hoa phượng đỏ đã đi vào thơ, vào nhạc vào tâm hồn của bao thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam.
Trên tán hoa phượng đỏ thắm, những trái phượng già đượm quả treo lủng lẳng, vui mắt.
Cả thị trấn núi (cách gọi Núi Sập của người dân Thoại Sơn, tỉnh An Giang) rực màu hoa thắm.
Tuổi thơ nghịch ngợm bên gốc phượng.
Thoại Hà
Cảnh đẹp VN nhìn từ trên cao (2)
Cảnh đẹp Việt Nam nhìn từ trên cao. (1)
Bà Nà nhìn từ trên cao
Toàn cảnh TP HCM từ trên cao
Được tới nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, bạn Nguyễn Việt Minh Tuyền thích được ngắm bao quát các cảnh đẹp từ trên cao. Dưới đây là một số tấm ảnh đánh dấu vài nơi bạn Tuyền đã đi qua.
Biển Phan Thiết.
Dưới chân núi Bà Nà.
Vũng Tàu ngày nắng đẹp.
Hoàng hôn trên biển Vũng Tàu.
Nét đẹp cổ kính của Huế.
Khu du lịch sinh thái Giang Điền.
Nhìn từ núi Tà Cú.
Một góc Đà Lạt.
Chiều buông trên thung lũng Vàng (Lâm Đồng).
Đèo Hải Vân hùng vĩ.
Thác Damry hùng vĩ.
Nguyễn Việt Minh Tuyền
Hang Tôm - cây cầu sắp đi vào dĩ vãng
Vào năm 2010, cây cầu là ranh giới giữa Điện Biên và Lai Châu sẽ chìm trong nước sông Đà khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động.
Tại sao cây cầu có tên là Hang Tôm? Người ở quanh vùng này cho biết đoạn sông Đà chảy qua cây cầu là nơi có nhiều tôm sinh sống. Khu vực này từng là nơi cung cấp những con tôm ngon nhất cho những nhà hàng ở thị xã Lai Châu. Vì vậy, khi hoàn thành, cây cầu được đặt tên là Hang Tôm.
Hang Tôm nối Điện Biên sang Lai Châu và là cây cầu đẹp nhất hai tỉnh miền núi này. Nhưng chỉ năm sau, cả cây cầu sẽ ngậm sâu 20m nước khi nhà máy thủy điện Sơn La ngăn đập.
Hình ảnh cầu Hang Tôm, là niềm tự hào của người dân hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu:
Đầu cầu phía Điện Biên.
Hai trụ cầu rất lớn.
Các phương tiện có trọng tải lớn cũng có thể đi qua.
Hai bên bờ sông, dưới cầu Hang Tôm là các công trình nạo vét sông cho thủy điện Sơn La.
Những con thuyền vẫn qua lại trên sông gợi nhớ tới tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.
Chỉ một năm sau, cả dòng sông sẽ dâng cao, nuốt trọn cầu Hang Tôm.
Hồng Quân
Lên Bắc Hà xem hội đua ngựa
Theo thông lệ hàng năm, mùa hạ này, dự kiến vào ngày 19/6, huyện Bắc Hà (Lào Cai) lại tổ chức hội đua ngựa truyền thống. Có lẽ không ở đâu trên thế giới này có một hội đua ngựa độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế!
Một hình ảnh của giải đua năm trước
Một “mũ nhựa” trên đầu thay cho mũ bảo hiểm, một đôi dép lê dưới chân, một con ngựa đeo nơ và một ước mơ thể hiện bản lĩnh, tài hoa, quyết tâm đem vinh quang về cho bản vùng cao, các chàng kỵ sĩ người dân tộc Mông, Dao, Tày bước vào cuộc đua mà không cần yên, không cần bàn đạp, không cả trang phục bảo hiểm...
Kỵ sĩ, đương kim vô địch giải đua ngựa năm 2009, anh Vàng Văn Thức (30 tuổi, dân tộc Tày, ở thôn Na Hối Tày, xã Na Hối) trò chuyện: “Mình và các kỵ sĩ khác cưỡi ngựa không yên cương và không bàn đạp giữ chân; chỉ có một miếng vải lanh hình chữ nhật buộc phủ trên lưng ngựa, đai buộc ngựa chỉ bằng dây thừng bện, có hai móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển. Không cầm roi quất ngựa được mà hai tay phải cầm dây cương, vừa điều khiển vùa giữ thăng bằng.
Muốn giữ được thăng bằng cần phải biết cách ngồi vào đúng điểm lõm gần vai ngựa, hai chân phải kẹp chặt vào bụng ngựa và nhấp nhổm lên xuống theo nhịp phi của ngựa. Nếu chẳng may mất thăng bằng mà ngã thì cũng phải có “võ ngã” mới mong không bị thương”.
Chàng kỵ sĩ chân đất
Ngay từ đầu tháng 5 này, huyện Bắc Hà đã thành lập Ban tổ chức Hội đua ngựa năm 2010. Giải đua năm nay có quy mô lớn, dự kiến có trên 150 con tuấn mã tham gia diễu hành và gần 100 con ngựa tham gia đường đua dài 1.500m.
Giải đua ngựa truyền thống là hoạt động thường niên của huyện Bắc Hà, nhằm hưởng ứng chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ, là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Theo thống kê của huyện, giải đua năm 2009 đã thu hút 15.000 lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, cổ vũ.
Tráng Xuân Cường
Những hình ảnh của cuộc đua năm 2009
Ngoài 60 con tuấn mã cùng 60 kỵ sỹ tham gia thi đấu giành giải thưởng, 100 vận động viên khác cùng với 100 con tuấn mã của mình cũng tham gia diễu hành trong lễ khai mạc được tổ chức trọng thể tại sân vận động trung tâm huyện lỵ Bắc Hà.
Sau 12 vòng đấu loại trực tiếp, 12 kỵ sỹ đạt thành tích cao nhất bước vào vòng bán kết để chọn ra 3 kỵ sỹ xuất sắc nhất, được thi đấu vòng chung kết.
Kết thúc cuộc đua, kỵ sỹ - vận động viên Vàng Văn Thức (trú xã Na Hối, huyện Bắc Hà) cùng con tuấn mã số 27 đoạt giải nhất với phần thưởng cao nhất là vòng nguyệt quế và 10 triệu đồng tiền thưởng.
Ngoài ra có 1 giải nhì (5 triệu đồng tiền thưởng), 1 giải ba (3 triệu đồng tiền thưởng) và 9 giải khuyến khích.
Mặc dù không diễn ra vào ngày chợ phiên chủ nhật nhưng cuộc đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng năm 2009 đã thu hút hàng ngàn du khách và nhân dân địa phương tới cổ vũ.
Đây là giải thể thao hấp dẫn du khách quốc tế tới xem và khám phá những nét văn hoá - thể thao cổ truyền của đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Bắc Hà nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
Du khách và nhân dân địa phương cổ vũ cuộc đua
Kỵ sỹ Vàng Văn Thức xã Na Hối (Bắc Hà) với con tuấn mã số 27 thi đấu giành giải nhất cuộc đua.
Ngọc Triển - Ngọc Bằng
Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010
Festival Huế 2010: Huyền ảo "Vọng Thiên Niên"
Trong nền nhạc du dương của những bài ca trầm lắng viết về Hà Nội, vẻ đẹp thanh cao của sen và những tà áo dài thướt tha một lần nữa được tôn vinh tại Festival Huế 2010 qua đêm hội áo dài với chủ đề "Vọng Thiên Niên" tại sân khấu Hàm Nghi, Huế vào tối 08/06/2010.
Với sự góp mặt của 17 bộ sưu tập của các nhà thiết kế Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Quang Tân, Việt Liên, Anh Vũ, Việt Hà, ... "Vọng Thiên Niên" như một thông điệp gởi đến tất cả mọi người về một hành tinh xanh ngập tràn vẻ đẹp thuần khiết của cỏ cây, hoa lá.
Nét thanh cao của sen và áo dài vốn là nguồn cảm xúc vô tận đối với mọi người. Một ngàn năm trôi qua vẻ đẹp đó như không thể phai nhạt, mỗi ngày qua đi sen lại trở nên tươi thắm hơn, hương sen càng ngọt ngào hơn, áo dài trở nên cao quý hơn...
Dưới đây là một số hình ảnh tại đêm diễn do Phóng viên Festival Huế ghi nhận: