Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Hang động kỳ ảo ở Sơn La

Nhũ đá của các hang động chảy dài từ trên đỉnh hang rủ xuống, có nhiều hình dáng giống đồ vật ngoài đời như những củ, quả, sản vật nông nghiệp và các con vật. Hệ thống hang động này mới được người dân phát hiện đầu năm 2008 ở Sơn La.
Khi hang đá có nhiều hiện vật lạ ở bản Đán thuộc xã Yên Sơn, huyện Yên Châu (Sơn La) được phát hiện, ngay lập tức, hàng nghìn người từ khắp nơi trong tỉnh đã “hành hương” về đây để lên núi thưởng lãm.
Đường lên núi khá khó khăn, từ quốc lộ 6, rẽ vào con đường đi qua xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, rồi tiếp tục vượt qua con đèo Cà Nài khoảng hơn 15 km thì đến bản Đán. Sau khi gửi xe ở nhà dân, du khách sẽ phải đi bộ qua nương ngô, nương lúa và đoạn đường núi dài khoảng 1,5 km mới tới được chân núi Chi Đảy.
ảnh
Những hòn đá tròn rải rác trong hang. Ảnh: Văn Lượng.
Lên núi Chi Đảy mới chỉ bằng đường đất, càng lên đến gần cửa hang thì càng khó đi. Dọc đường, thi thoảng có những thân cây to kích cỡ đến 3 người ôm bị đổ gãy chắn ngang, có đoạn phải bám vào từng hốc đá, tảng đá mới leo lên được.

Hệ thống hang trên núi Chi Đảy gồm 3 hang động lớn, trong đó 2 hang nằm kề nhau, động còn lại nằm cách khoảng 100m đường núi. Cũng giống như bao hang động khác, nhũ đá của các hang động đây trong quá trình kiến tạo tự nhiên chảy dài từ trên đỉnh hang rủ xuống. Tuy nhiên, nhũ đá ở đây có rất nhiều hình dáng giống đồ vật ngoài đời đến kỳ lạ, chủ yếu là hình dáng của những củ, quả, sản vật nông nghiệp và một số con vật.

Hang đầu tiên được người dân bản địa gọi là hang Cha Đảy, ngoài những cụm nhũ đá trắng rủ từ trần hang xuống, dưới lòng hang là vô số những hòn đá tròn có hình thù giống hệt quả na với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau nằm rải rác dưới nền đá. Nhiều quả na đá này được ai đó xếp lại với nhau hay đặt lên tảng đá to, với vô số chân hương cắm xung quanh.
ảnh
Nhũ đá chảy dài từ đỉnh hang. Ảnh: Văn Lượng.
Đi sâu vào bên trong, hang tối dần, dưới nền đất là vô số những hòn đá tròn nhỏ như quả mận rải khắp nơi. Phía dưới bãi đá nhỏ này là những thửa đá có bờ, trông giống như ruộng bậc thang của người dân vùng cao. Xen giữa các gờ đá này là những vũng nước trong vắt.

Dọc lối đi trong hang là vô số những khối đá có hình thù giống con rùa, cây bụt mọc, toà sen...Trong hang có những chỗ khá rộng. Trong ánh sáng mờ ảo, những khối đá với vô số hình thù, chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.

Nhưng kỳ thú nhất là hang Thẳm Lượm, nằm cách hang Cha Đảy khoảng hơn 100 mét. Trong hang này có khối đá trắng với hàng trăm dải nhũ đá rủ xuống, nhìn từ xa trông giống con voi trắng khổng lồ. Mỗi khi ánh sáng chiếu vào, khối đá lại ánh lên tia lấp lánh. Du khách vào đây rất thích dùng đèn pin soi vào khối đá để ngắm nhìn. Nhiều người sau khi chiêm ngưỡng đều ngỡ ngàng, không thể tin “con voi trắng” do thiên nhiên tạo lên.

Cho đến nay, hệ thống hang động này vẫn chưa được xếp hạng, ông Lò Ngọc Phớ, Phó giám đốc Trung tâm văn hoá huyện Yên Châu cho biết, hang động tạm thời giao cho UBND xã Yên Sơn quản lý, bảo vệ. Chính quyền xã đã thành lập đội bảo vệ an ninh, bảo vệ các hiện vật bằng đá trong hang và chống mọi hành vi mê tín dị đoan. Hiện chưa có sự đánh giá quy mô nào về hệ thống hang động Chi Đảy cũng như chưa có kế hoạch đầu tư khai thác du lịch.
Văn Lượng

Bình minh trên đèo Măng Đen

Cách thị xã Kon Tum 50 km về phía Đông Bắc, Măng Đen được coi như "Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên. Trong một chuyến công tác, độc giả Lê Đình Hùng đã ghi lại hình ảnh bình minh nơi đây.
Theo người dân bản địa, Măng Đen là tên địa danh mà người Kinh phiên âm từ T’măng Deeng của người Mơ Nông ("T’măng" nghĩa là bãi bằng, đất bằng, "Deeng" là chỗ ở).
Với vẻ đẹp nguyên sơ, Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) vừa được Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) đưa vào chiến lược quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen từ lâu đã được du khách biết đến với thắng cảnh mộng mơ, quyến rũ, khí hậu mát lạnh quanh năm. Đây còn là một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế, xã hội của Kon Tum.
Lê Đình Hùng

Thiên nhiên trên đảo Phú Quý

Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách bờ biển Phan Thiết 54 hải lý có những roi cát trắng và biển xanh ngắt. Ảnh do độc giả Nguyễn Tấn Lực chia sẻ.
ảnh
Bãi Phủ hoang sơ.
ảnh
Vịnh Triều Dương với bãi cát trắng trải dài.
ảnh
Bình minh trên đảo.
Nguyễn Tấn Lực

Tưng bừng lễ hội Đèo Nhông - Dương Liễu

Sáng mùng 5 Tết Kỷ Sửu, người dân huyện Phù Mỹ, Bình Định đã tổ chức lễ kỷ niệm dâng hương, dâng hoa tại tượng đài chiến thắng Đèo Nhông Dương Liễu sau 44 năm giành thắng lợi cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Vnexpress.net ghi lại những hình ảnh này tại huyện Phù Mỹ.
Rừng người đổ về khu di tích lịch sử tượng đài chiến thắng Đèo Nhông Dương Liễu tham gia lễ hội.
Đánh trống và bắn pháo bông khai mạc phần hội.
Múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội.
Thi nhảy bao bố.
Gắng sức kéo co.
Tập trung thi chạy xe đạp chậm.
... và niềm vui chiến thắng.
Tham gia thi đấu bóng chuyền.
Xuân Lộc

Tưng bừng lễ hội Gò Đống Đa

Hình ảnh 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi -Đống Đa của Vua Quang Trung được tái hiện qua các tiết mục ca múa nhạc, kịch tại lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội) sáng 20/1 (mùng 5 Tết).
Đại biểu và người dân lần lượt lễ dâng hương tại tượng đài Vua Quang Trung.
Đôi Rồng tiến vào lễ đài.
Nghi lễ rước kiệu Vua Quang Trung.
Múa Rồng, hình tượng thiêng liêng của người Việt.
Các tiết mục múa tượng trưng cho mùa xuân.
Màn kịch tái hiện cảnh người dân xưa dưới ách thống trị của quân xâm lược.
Nguyễn Huệ ra sức luyện binh quyết đánh đuổi kẻ xâm lăng..
Tái hiện cảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chiều 5 tháng 1 (âm lịch) năm Kỷ Dậu (30-1-1789), Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Quân địch chôn thây trong bùn lầy, lớp bị voi chà.
Vua Quang Trung cùng công chúa Lê Ngọc Hân và cành đào đón Tết trong niềm vui chiến thắng.
Nhiều tiết mục xiếc đặc sắc kết thúc lễ hội.
Hoàng Hà

Lễ hội Đống Đa tại đất võ Bình Định

Hàng chục ngàn du khách đã đổ về Tây Sơn - Bình Định sáng nay tham gia lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, nhằm tưởng nhớ công đức của Hoàng đế Quang Trung cùng quần thần trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc. Vnexpress.net ghi lại những hình ảnh này tại vùng đất võ.
Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, nơi diễn ra lễ hội, đâu đâu cũng ngập tràn trong cờ hoa.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã tròn 220 năm.
Không khí trang nghiêm trong lễ dâng hoa.
Các vị tế tự tại hành lễ tại đền thờ Tây Sơn.
Trống trận Tây Sơn.
Tái hiện hình ảnh Hoàng đế Quang Trung ra lệnh xuất quân.
Uống ngụm nước giếng cầu may tại giếng nước của gia đình Tây Sơn tam kiệt.
Tại lễ hội bày bán nhiều quà lưu niệm về Hoàng đế Quang Trung.
Cuối buổi dâng hương, bát hương tại đền thờ đã bốc cháy, theo nhiều người thì đây là điềm may.
Qúa đông người, nhiều em bé phải trèo lên cây để xem lễ hội.
Kiều Mi

Hội Phết Hiền Quan

Quả Phết được làm bằng gốc tre, sơn son thếp vàng. Do mọi người cùng tranh nhau quả phết, giành lấy may mắn cả năm nên lễ hội diễn ra vui vẻ nhưng vô cùng quyết liệt. VnExpress.net giới thiệu những hình ảnh này của độc giả Hải Thịnh.
Hội Phết Hiền Quan là lễ hội dân gian được tổ chức ngày 12 - 13 tháng Giêng tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông (Phú Thọ), cách Hà Nội gần 80 km. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.
Hội Phết được tổ chức với quy mô ngày càng lớn trong những năm trở lại đây. Đến với lễ hội, du khách được tận hưởng không gian văn hóa đất tổ với điệu hát Xoan mặn mà, quyến rũ hay trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa Hùng Vương như chọi gà, ném phết, làm bánh dày, kéo lửa nấu cơm thi...
Tục truyền, khi vua Hùng đi qua vùng đất này thấy dân cày cấy cuộc sống yên vui, vua ban cho dân những quả phết bảo rằng treo lên cây cao, giữa có một vòng tròn, ném quả Phết qua đó và nhân dân ai nhặt được qủa phết thì sẽ gặp may mắn cả năm. Cứ như vậy, lễ hội được truyền đến ngày nay. Tuy có nhiều thay đổi song Hội Phết Hiền Quan luôn được coi là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân trong vùng. Năm nay lễ hội thu hút hàng ngàn du khách thập phương.
Hội Phết lớn nhất vào ngày thứ hai của hội lễ, tức13 tháng Giêng. Phết được tổ chức chơi ba ván gọi là ba bàn với lệ khá nghiêm ngặt là lúc nào cũng giữ cho Phết sệt đất. Quả Phết được làm bằng gốc tre, sơn son thếp vàng. Xong một bàn Phết, các đấu thủ chạy vòng vèo trên bãi vài vòng rồi nghỉ trước khi vào bàn Phết sau, có 3 bàn Phết và 3 bàn Dúi. Do mọi người cùng tranh nhau quả phết, giành lấy may mắn cả năm nên Hội Phết diễn ra vui vẻ nhưng vô cùng quyết liệt.
Đám rước của dân làng Hiền Quan.
Khá đông người tới dự hội ở sân đình làng.
Tục thi làm bánh dầy, nấu cơm... diễn ra sôi nổi.
Cảnh tế ở nơi thờ Ngọc Hoa Công chúa. Các quả phết sơn đỏ được đặt trên bàn thờ.
Các thanh niên, trai tráng của làng chuẩn bị cho phần chính hội.
Sau khi ông tiên chỉ ở sân đình tung quả Phết lên vòng tròn treo ở trên cao, hội Phết bắt đầu màn tranh tài.
Thanh niên trai tráng đua nhau giành quả Phết làm bằng gốc tre, sơn đỏ.
Những người khỏe, nhanh nhẹn sẽ tìm cách lách qua đám đông....
... để giành được quả Phết. Người nhặt được quả Phết sẽ được nể trọng vì khỏe mạnh, khôn khéo và cũng là người mang lại may mắn cho dòng họ.
Trong khi đó, những người không cướp được Phết thì nằm lả bên bờ ruộng.
Thậm chí có người còn bị đám đông đè đến phát ngất.
Hải Thịnh